Áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng: Thành công từ những mô hình điểm

Áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng: Thành công từ những mô hình điểm

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế một cách tích cực và sâu rộng chính vì vậy yếu tố năng suất và chất lượng là hết sức quan trọng. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN) cũng như nền kinh tế, tại Quyết định số 712/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712).

Thông qua sự nỗ lực, chủ động từ phía DN và sự hỗ trợ một phần của Chương trình 712, thời gian qua một số DN đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai áp dụng thành công các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần hợp lý hóa sản xuất, tiết giảm lãng phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất hàng hóa và khả năng cạnh tranh của DN – trở thành các mô hình điểm về năng suất chất lượng.

Chương trình 712 triển khai hơn 9 năm qua đã đem lại và tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Ý nghĩa thứ nhất, cũng phải kể đến đó chính là có những sự chuyển biến, thay đổi tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp về năng suất cũng như nỗ lực để nâng cao năng suất để có thể nâng cao thương hiệu, sản phẩm “made in Việt Nam” của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Việt Nam cũng như trên thị trường thế giới. Qua nhiều nỗ lực về truyền thông của chương trình 712, về phương tiện thông tin đến các hội thảo, hội nghị, các hoạt động đào tạo, giao lưu, học hỏi, chia sẻ thì đã có hàng trăm ngàn người, hàng chục ngàn doanh nghiệp đã được biết đến. 

Thứ hai, cung cấp một cơ hội rộng mở và công bằng cho rất nhiều các đối tượng doanh nghiệp của Việt Nam. Trong Chương trình 712, với gần 5000 doanh nghiệp được hỗ trợ trong 8 năm qua, chương trình đã có độ phủ và mang lại sự hỗ trợ không chỉ cho các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ cũng được trang bị và tiếp cận những công cụ hiện đại. Các công cụ đó có thể là hệ thống quản lý, công cụ quản lý ISO 9000 cho đến hệ thống các công cụ cải tiến cơ bản như 5S rồi các công cụ cải tiến hữu hiệu như bây giờ đó là Lean hoặc Lean 6 Sixma. Như vậy là về cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp rất cởi mở và rộng khắp. 

Thứ ba, về số lượng công cụ làm hệ thống cũng rất đa dạng, phong phú. Thông qua việc áp dụng này thì các doanh nghiệp cũng đã có phương pháp nâng cao NSCL cũng như giảm các sai lỗi và nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thông qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi doanh nghiệp muốn duy trì hệ thống này và sau này họ muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua năng suất ở nhưng giai đoạn tiếp theo vì hiện nay áp lực của doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn do cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp họ đã chủ động thay đổi, đổi mới về thệ thống quản lý và công nghệ sản xuất đồng thời thiết kế sản phẩm mới. Họ cần phải có 1 hệ thống phù hợp để đáp ứng yêu cầu đấy và giải bài toán hiệu quả nhất. Họ cần phải có một lực lượng hay nguồn lực con người rất quan trọng. Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp để họ có thể tự triển khai và duy trì hệ thống này, thực hiện một cách sáng tạo để giúp doanh nghiệp chủ động hơn nữa để giúp cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

Trong tương lai, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam đến từ nền công nghệ và từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp có xu hướng là đầu tư công nghệ và tự động hóa. Họ có thể tích hợp các công nghệ thông minh, tự động hóa, xây dựng một nhà máy thông minh hoặc văn phòng thông minh và cần những con người làm việc thông minh. Quan trọng nhất, các chủ doanh nghiệp hiện nay đang băn khoăn trong việc lựa chọn công nghệ gì cũng như đầu tư vào đâu để đem lại hiệu quả. 

Tiếp cận hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, ông Nguyễn Mạnh Đức – Giám đốc điều hành sản xuất Công ty CP nhựa Thái Bình Dương cũng chia sẻ thêm, ban đầu, khi doanh nghiệp mới thành lập chỉ có một số lượng ít các công nhân, việc giám sát quy trình sản xuất được sát sao, thường xuyên. Tuy nhiên, đến khi số lượng nhân công ngày càng nhiều hơn, nhận thấy cần thiết phải có một hệ thống nào đó để giữ ổn định chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, để các công nhân viên trong công ty cùng thực hiện. Đó chính là lý do áp dụng các hệ thống, công cụ cải tiến như ISO 9001, mô hình 5S.

Khi mới tiếp cận với phương pháp 5S thông qua báo chí, truyền thông, gặp khó khăn về phương pháp này là cách để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhà xưởng giống như việc làm bình thường hằng ngày. Tuy nhiên, sau khi có sự hỗ trợ tư vấn của chuyên gia, sự giúp đỡ chia sẻ nhiệt tình từ phía Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nhận thức sâu sắc hơn về việc áp dụng 5S một cách bài bản, hệ thống, triển khai cho tất cả mọi người trong công ty cùng thực hiện. Nhìn lại hơn một năm áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, doanh nghiệp đã thay đổi rất nhiều. Từ chỗ nhà xưởng, nơi sản xuất còn chưa được gọn gàng, đẹp mắt thì đến nay, việc sắp xếp các khu làm việc đã được sạch, đẹp hơn. Khách hàng cũng đánh giá cao doanh nghiệp dù non trẻ nhưng rất chuyên nghiệp.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon