Lạm phát, giá cả leo thang, thị trường mất thăng bằng, doanh nghiệp gặp khó khăn, thất nghiệp, tệ nạn xã hội…..nguyên nhân tại sao?
Khía cạnh doanh nghiệp: DN gặp khó khăn một phần có phải là do công tác hoạch định, công tác quản lý chưa phù hợp dẫn đến chi phí sản xuất & kinh doanh tăng, những chi phí lãng phí này đáng lẽ ra doanh nghiệp có thể hạn chế được.
Theo chuyên gia QMC mọi lỗi sai trong hoạt động của DN nguyên nhân chủ yếu không phải là do nhân viên mà chủ yếu là do lãnh đạo «do cách quản lý chưa phù hợp». Chỉ có lãnh đạo DN mới có khả năng làm thay đổi những vấn đề đó.
Bốn loại lãng phí hay xảy ra trong hoạt động Doanh nghiệp:
1. Lãng phí do những bất hợp lý, những hoạt động không đem lại giá trị gia tăng:
- Quy hoạch dây chuyền sản xuất, khu vực sản xuất không hợp lý: mất nhiều thời gian đi lại, vận chuyển giữa công đoạn này, công đoạn kia, khó kiểm soát công việc, khó quản lý được chất lượng và số lượng phục vụ hoạt động sản xuất.
- Thao tác công nhân không chuyên nghiệp: tốn nhiều thời gian, tiêu tốn nguyên liệu, năng suất lao động không cao.
- Kế hoạch sản xuất chồng chéo: thời gian chờ đợi giữa các công đoạn nhiều, năng suất hệ thống không cao, chi phí nhân công cho sản phẩm tăng, năng suất máy không cao, khấu hao trên mỗi đơn vị sản phẩm lớn.
- Môi trường làm việc không đảm bảo: ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân, năng suất lao động giảm, không tạo được văn hóa và ý thức công nhân.
- Phương pháp kiểm tra không hợp lý: công nhân mất ý thức, sản phẩm sai, hỏng nhiều, hoặc hỏng theo hệ thống.
- Hệ thống sản xuất không liên tục, không mang tính lôi kéo công đoạn: ùn tắc công đoạn, không đáp ứng yêu cầu khách hàng.
- Không xây dựng được mức tồn cần thiết ở một số công đoạn cần thiết dẫn đến mất kiểm soát hoạt động sản xuất khi thị trường có sự biến động về lượng.
2. Lãng phí do tồn không hợp lý:
- Tồn nguyên vật liệu không hợp lý: không đáp ứng yêu cầu sản xuất khi có sự biến động của thị trường, sử dụng vốn lưu động nhiều làm gia tăng chi phí.
- Tồn bán thành phẩm không hợp lý, khó kiểm soát kế hoạch sản phẩm, mất nhiều diện tích sản xuất, nguy cơ bị sai hỏng nhiều, chi phí sản phẩm tăng do sử dụng vốn lưu động cao.
- Tồn thành phẩm không hợp lý: hàng cần không có, hàng có không cần, thành phần tồn lớn đồng nghĩa với chi phí sản phẩm tăng.
3. Sản phẩm sai hỏng:
- Hao phí về thời gian do mất thời gian xử lý sản phẩm lỗi, không đáp ứng kế hoạch sản xuất do tập trung quá nhiều thời gian vào xử lý sản phẩm hỏng, đáng lẽ thời gian đó dùng để sản xuất các sản phẩm mới.
- Hao phí tiêu tốn nguyên vật liệu sửa chữa làm giá sản phẩm mất đi tính cạnh tranh.
4. Do hệ thống quản lý:
- Do quy định chưa phù hợp: bao gồm tất cả các quy định cần thiết để quản lý tất cả các bộ phận bao gồm cả chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn, kênh trao đổi thông tin...
- Công tác kiểm soát chưa phù hợp.
- Cải tiến chất lượng công việc còn chậm...
Theo chuyên gia QMC, Chính phủ đưa ra các công cụ điều tiết nền kinh tế - giúp các DN vượt khỏi khó khăn đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời , để giải quyết triệt để khó khăn cho từng DN, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi đang gây ra khó khăn cho DN mình để đưa ra từng giải pháp cụ thể.
Khó khăn không có nghĩa là không có giải pháp, một giải pháp nhỏ về quản lý giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, phát triển xây dựng thương hiệu trên thị trường:
- Sản phẩm phải luôn ổn định và chất lượng «chất lượng ở đây là đáp ứng yêu cầu khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và công ty»
- Sản phẩm chất lượng và ổn định không chưa đủ mà đi song song với nó là hạn chế lãng phí trong hoạt động sản xuất & kinh doanh một cách thấp nhất (4 lãng phí bắt buộc cần tránh ở trên)
- Phải có chiến lược và cách quản lý phù hợp cho công ty mình. «Phù hợp với lĩnh vực hoạt động, phù hợp với quy mô, năng lực của mình trong từng giai đoạn của thị trường».