Tư duy dựa trên rủi ro trong ISO 9001:2015 là sự thiết yếu để đạt được tính hiệu lực hệ thống quản lý, nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn do ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – International Organisation for Standardisation) ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này là liên hiệp các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (gồm 163 thành viên) hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới thông qua phát triển các tiêu chuẩn chất lượng chung.
ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Phiên bản thứ 5 của ISO 9001, ISO 9001:2015 đã được ban hành vào 15/9/2015. Phiên bản năm 2015 có những thay đổi quan trọng. Trong tiêu chuẩn quốc tế này, khuyến khích việc vận dụng cách tiếp cận theo quá trình khi triển khai, thực hiện và cải tiến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Quản lý các quá trình và hệ thống như một tổng thể có thể đạt được bằng cách sử dụng chu trình PDCA với tập trung tổng thể vào tư duy dựa trên rủi ro nhằm tận dụng cơ hội và ngăn ngừa các kết quả không mong muốn.
Tư duy dựa trên rủi ro là yếu tố thiết yếu để đạt được tính hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng. Khái niệm tư duy dựa trên rủi ro đã được ngầm định trong các phiên bản trước đó của tiêu chuẩn quốc tế này bao gồm: ví dụ, thực hiện các hành động phòng ngừa để loại bỏ sự không phù hợp tiềm ẩn, phân tích bất kỳ sự không phù hợp xảy ra và hành động để ngăn ngừa sự tái diễn phù hợp với các ảnh hưởng của sự không phù hợp.
Để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này, tổ chức cần lập kế hoạch và thực hiện các hành động để giải quyết các rủi ro và cơ hội. Việc giải quyết cả những rủi ro và cơ hội sẽ tạo cơ sở để tăng tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, đạt được kết quả cải thiện và ngăn ngừa các tác động tiêu cực.
Cơ hội có thể phát sinh như là kết quả của một tình huống thuận lợi để đạt kết quả mong muốn, ví dụ, hoàn cảnh cho phép các tổ chức để thu hút khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, giảm lãng phí hoặc cải tiến năng suất. Các hành động để giải quyết các cơ hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các rủi ro liên quan.
Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn và cũng như bất kỳ sự bất định nào cũng có thể có những tác động tích cực hay tiêu cực. Sự chệch hướng tích cực phát sinh từ một rủi ro có thể cho ra một cơ hội, nhưng không phải tất cả các ảnh hưởng tích cực của rủi ro.
Có thể nói, việc chấp nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là một quyết định chiến lược của tổ chức, đề tài có thể cải tiến kết quả hoạt động tổng thể, cung cấp một nền tảng vững chắc cho các sáng kiến phát triển bền vững; giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng.
Nguồn: Phòng Phát triển Năng suất