Có thể nói đây là khâu quan trọng nhất trong số các khâu quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công và nghiệm thu công trình của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng được quy định theo điều 23, Nghị định 46/2015/NĐ-CP như sau:
+ Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
+ Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
+ Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có).
+ Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.
Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng gồm:
a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;
e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cho từng loại công việc:
* Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;
+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
+ Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
* Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kc đã được chấp thuận;
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dụng;
+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng.
+ Biên bản nghiệm thu các cồng việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;
+ Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
+ Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
+ Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
* Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng.
+ Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
+ Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
+ Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển về phòng chông cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
* Lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu
Việc áp dụng hệ thống quy trình chất lượng trong công tác quản lý giúp các doanh nghiệp dễ dàng sắp xếp, thực hiện và kiểm soát toàn bộ các công việc, từ đó đo lường hiệu quả công việc một cách chính xác và nhanh chóng.
QMC tự hào là đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo áp dụng hệ thống quy trình quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, tận tình, chuyên nghiệp, hứa hẹn sẽ mang đến sự hài lòng tuyệt đối đến với tất cả các Quý khách hàng.
Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline: 0983 129 526 – 0966 192 950 hoặc 024 3640 8365 để được tư vấn nhanh nhất.
ĐĂNG KÝ VỚI CHÚNG TÔI
Vui lòng đăng ký tại đây!